Những yếu tố cần biết để chọn loa karaoke tốt nhất

Thảo luận trong 'Hàng giảm giá & Thanh lý' bắt đầu bởi songnhac, 13/8/18.

  1. songnhac

    songnhac Active Member

    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Mỗi chiếc loa karaoke đều có cá tính riêng, phù hợp với từng không gian và mục đích sử dụng. Không thể đánh giá loa hay hoặc dở nếu chưa đặt đúng chỗ và mục đích sử dụng của chúng. Vì vậy, trước khi quyết định “tậu” cho mình một chiếc loa, hãy cùng tìm hiểu 7 yếu tố dưới đây để chọn được loa karaoke tốt nhất cho nhu cầu của bạn.

    1. Độ nhạy

    Độ nhạy là yếu tố cực kì quan trọng và ảnh hưởng đến độ lớn mà loa của bạn có thể phát ra, đồng thời thể hiện ngưỡng làm việc của loa. Đây cũng là một yếu tố quyết định khả năng phối hợp giữa loa và amply. Loa có độ nhạy càng cao, càng đỡ hao công suất amply.

    [​IMG]

    Loa Karaoke Guinness 705 II do Sóng Nhạc cung cấp là dòng loa cao cấp, độ nhạy cao

    2. Công suất của loa

    Công suất của loa có 2 dạng là công suất đỉnh (PMPO) và công suất định mức (RMS). Công suất đỉnh là công suất tối đa mà chiếc loa của bạn có thể lên được trong một thời gian ngắn, bên cạnh đó công suất đinh mức là ngưỡng hoạt động thông thường, phát liên tục mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của loa. Hai thông số này rất khác nhau. Bạn cần phân biệt rõ, tránh tình trạng nhầm lẫn về công suất làm việc thực tế của loa.

    [​IMG]

    Với dàn âm thanh nghe nhạc hay karaoke gia đình, bạn chỉ cần trang bị 2 loa mỗi loa có công suất tầm 150W, phối ghép thích hợp với amply là đã có thể đáp ứng cho không gian phòng 25-40m2. Còn những dòng loa từ 1000W trở lên, được sử dụng cho phòng kinh doanh karaoke, không gian lớn, các buổi biểu diễn, sân khấu ngoài trời… là chủ yếu. Chính vì vậy, hãy sáng suốt để lựa chọn cho mình những mẫu loa vừa phải, phù hợp không gian.

    3. Độ ồn của môi trường và độ ồn của loa

    Mỗi môi trường đều có độ ồn nhất định do các yếu tố như không gian phòng, vật dụng trong phòng, số lượng người… Bên cạnh đó, mỗi loa cũng đều có độ ồn của riêng mình.

    Để tính toán lắp đặt hệ thống loa cho mỗi không gian phòng hát, bạn sẽ phải ước lượng xem mức độ ồn của không gian đó là bao nhiêu, công với độ ồn của loa, từ đó sẽ tính toán cần độ nhạy của loa thế nào để có thể nghe rõ.

    Thông thường, để âm thanh nghe rõ ràng thì nguồn phát phải cần có cường độ âm lớn hơn môi trường khoảng 6dB, và nếu muốn nghe hay hơn thì mức chênh lệch phải từ 10-20dB. Cách tính này cần phải căn cứ vào người ngồi xa loa nhất, để có thể trừ ra sự hao hụt cường độ do khoảng cách, sao cho người đó vẫn có thể nghe được âm thanh. Một lưu ý nữa đó chính là cường độ âm thanh loa phát ra không thể vượt qua ngưỡng 125 dB, nếu cao hơn tai sẽ bị thương tổn.

    4. Đáp tuyến tần số

    Đây là một trong những thông số quan trọng khi lựa chọn loa. Đáp tuyến tần số càng rộng, loa càng thể hiện được nhiều dải tần âm thanh, giúp thiết bị nghe được nhiều thể loại nhạc. Tuy nhiên không phải loa nào đáp tuyền tần số cũng rộng. Vì thế, tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể yêu cầu, chọn loa mạnh ở dài tần cụ thể như mid, treble hay bass. Ngoài ra, bạn có thể trang bị thêm loa sub, bổ sung thêm về dải âm siêu trầm để thể hiện được trọn vẹn dải tần của âm thanh, mang lại trải nghiệm tốt nhất.

    5. Kích thước củ loa

    Để thể hiện các dải tần trong âm thanh, loa thường được cấu tạo từ nhiều củ loa nhỏ bên trong. Có 4 loại củ loa phổ biến: Tweeter (tái tạo dải cao), Woofer (tái tạo dải thấp), midrange (tái tạo dải trung) và sub-woofer (tái tạo dải siêu thấp). Trong đó các loại loa thùng bạn thường thấy thường trong các dàn âm thanh làm sự kiện sẽ bao gồm Tweeter và Woofer là đáp đáp ứng được yêu cầu sử dụng loa cơ bản. Loa sub sẽ chỉ có sub-woofer và sẽ đảm nhận nhiệm vụ thể hiện dải tần siêu trầm, tăng uy lực và độ tinh tế cho dàn âm thanh.

    Kích thước của từng củ loa này cũng khác nhau khá nhiều. Ví dụ như các loại Tweeter thể hiện dải tần số cao sẽ cần dao động với tốc độ rất cao, vì vậy kích thước của các củ loa này thường rất bé. Còn Woofer thì trái ngược lại, củ loa cần có kích cỡ đủ lớn để tái hiện âm thanh được mạnh mẽ hơn. Chính vì thế mà người ta thường ưu tiên loa sub với củ loa 5 tấc (bass 50) hơn so với các loại củ loa 4 tấc (bass 40) khi trình diễn âm thanh.

    6. Kích thước và trọng lượng loa

    Kích thước loa cần phù hợp với không gian phòng của bạn. Yếu tố này không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, nhưng lại quyết định tính thẩm mỹ của bộ dàn. Việc đặt một cặp loa lớn trong căn phòng nhỏ sẽ rất tốn diện tích, mất cân đối. Ngược lại không gian lớn mà loa của bạn quá nhỏ sẽ khiến bộ dàn kém hoành tráng đi rất nhiều.

    Về yếu tố trọng lượng, việc bạn đặt loa trên chân đế hay treo tường, hoặc đặt trực tiếp xuống sàn sẽ quyết định nên chọn loa nặng hay nhẹ. Các loại loa trọng lượng cao khi trình diễn, hoạt động sẽ phát âm thanh ổn định, chuẩn xác hơn các loại loa nhẹ.

    7. Chất liệu thùng loa

    Thùng loa được làm từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau. Mỗi loại nguyên liệu này lại cho chất âm khác nhau, tùy theo tính chất, mục đích sử dụng. Tuy nhiên, các tín đồ âm thanh vẫn ưa chuộng sử dụng thùng làm bằng gỗ, loại này được đánh giá mang đến chất âm tốt nhất.
     
: loa karaoke

Chia sẻ trang này