Sâu đục thân đục cành cà phê và cách phòng trừ hiệu quả

Thảo luận trong 'Hàng giảm giá & Thanh lý' bắt đầu bởi songnhac, 22/3/18.

  1. songnhac

    songnhac Active Member

    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Sâu đục thân cà phê (còn gọi là sâu đục cành cà phê) gây hại cho vườn cà phê ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng, thực tế đây là ấu trùng của một loài bọ cánh cứng và một loài bướm. (Thường phân biệt thành sâu đục thân mình hồng và sâu đục thân mình trắng). Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm của 2 loại sâu này và cách phòng trừ hiệu quả nhất

    Tác hại của sâu đục thân trên cây cà phê

    Sâu đục thân (đục cành) trong quá trình ký sinh trên cây cà phê sẽ làm tổn thương hệ thống mạch dẫn, phá hủy các thớ gỗ làm cho cây dễ gãy đổ, cụt ngang, nước và các chất dinh dưỡng không truyền lên được phần thân bên trên dẫn đến vàng lá, khô héo và chết.

    Khác với mọt đục cành cà phê chỉ tấn công vào các cành nhỏ và chủ yếu gây hại ở giai đoạn cà phê kiến thiết, thì sâu đục thân thường tấn công vào thân chính, các cành lớn, và gây hại trên cả những cây trưởng thành giai đoạn kinh doanh. Nếu không phòng trừ kịp thời để sâu phát triển mạnh có thể bùng phát thành dịch, làm khuyết tán, giảm năng suất, giảm sức sinh trưởng. Cây còn nhỏ sức chống chịu kém có thể bị chết

    Một số biểu hiện thường thấy khi cây bị sâu đục thân tấn công

    Toàn bộ cành hoặc phần thân bên trên đột nhiên khô héo, vàng úa và rụng lá.
    Phần bên dưới vẫn xanh tốt, xuất hiện nhiều chồi thân
    Vỏ nứt nẻ, thấy có những đường lằn nổi lên thành vòng, có những lỗ đường kính 2-3mm
    Lỗ do sâu đục thân mình hồng tạo ra còn có thể nhìn thấy phân sâu đùn ra, dạng bột, như mùn cưa
    Đôi khi phần thân bên trên vẫn xanh, nhưng còi cọc, gặp gió mạnh thường gãy ngang
    Chẻ dọc phần thân bị gãy thấy những đường rãnh kéo dài, thấy có sâu hoặc nhộng bên trong
    Các loài sâu đục thân trên cây cà phê

    Như đã đề cập ở đầu bài, sâu đục thân trên cây cà phê chủ yếu là sâu mình hồng và sâu mình trắng. Các đặc điểm cụ thể của từng loài như sau

    A – Sâu đục thân mình trắng Xylotrechus quadripes

    Đây là ấu trùng của một loài bọ thuộc họ xén tóc, có tên khoa học là Xylotrechus quadripes. Tuổi thọ trung bình từ 6-8 tháng, vòng đời thường chia làm 4 giai đoạn

    Trứng: 30-32 ngày
    Sâu non (ấu trùng): 60 – 120 ngày
    Nhộng: 30 – 35 ngày
    Con trưởng thành: 25 – 30 ngày

    [​IMG]

    Giai đoạn gây hại chính là giai đoạn ấu trùng, có hình dáng như con sâu, thân hình chia làm nhiều đốt, đầu có màu đen, phía đuôi nhỏ dần. Con trưởng thành có cánh cứng, trên cánh có nhiều vằn trắng đen, râu dài, có 3 cặp chân. Sau khi giao phối thành công sẽ đẻ trứng ở các vết nứt trên vỏ cây. Trứng sau khi nở thành ấu trùng liền tìm cách đục vào thân cây và sống cho đến khi phát triển thành nhộng

    B – Sâu đục thân mình hồng Zeuzera coffeara

    Khác với sâu đục thân mình trắng, sâu đục thân mình hồng là giai đoạn ấu trùng của một loài bướm có tên khoa học Zeuzera coffeara, con trưởng thành (gọi là con ngài) màu trắng trên cánh có nhiều chấm xanh biếc, thân dài 20-30mm, có nhiều lông trắng. Sâu non có màu hồng hoặc đỏ, chiều dài thân 15-30mm, sống trong thân cây. Trứng thường đẻ thành dải ở chồi non, mặt dưới lá, trên thân cây, mỗi con trưởng thành có khả năng đẻ 400 – 2000 trứng

    [​IMG]

    Trứng sau khi nở thành sâu con liền di chuyển đến các vị trí như cành tăm, cành non và đục vào thân để sinh sống. Trước khi hóa nhộng sâu con trải qua 6 lần lột xác, mỗi lần lột xác sẽ chuyển sang gây hại ở các cành/thân lớn hơn.

    Trong quá trình sinh sống trong thân cây, sâu đục thân mình hồng thường đùn phân ra ngoài, nên dễ dàng quan sát thấy bằng mắt thường.

    Các biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại cà phê

    Do phương thức gây hại và thời điểm gây hại của hai loài sâu đục thân có nhiều điểm giống nhau, nên cách phòng trừ cũng tương tự nhau. Bao gồm các biện pháp canh tác và các biện pháp hóa học

    A – Biện pháp canh tác

    Trồng các loại cây che bóng phù hợp để giảm bớt ánh sáng cho vườn cà phê, có thể trồng bơ sáp, sầu riêng hạt lép và những cây có giá trị kinh tế để cải thiện thu nhập
    Cắt tỉa cành cân đối, phù hợp với từng giống cà phê, hạn chế để phần thân bị lộ ra ngoài.
    Nếu phát hiện có cành khô héo, cần cắt bỏ ngay đồng thời dùng các biện pháp thủ công để bắt sâu (móc sắt, dây kẽm…)
    Tiêu hủy các phần thân đã nhiễm bệnh để loại bỏ nhộng, sâu non và trứng còn sót lại trên đó
    Thường xuyên kiểm tra, thăm nom vườn tược phát hiện sớm các cây bị sâu tấn công để xử lý kịp thời
    Bảo vệ các loài thiên địch của sâu đục thân như loài ong Apenesia sahyadrica Azevedo & Waichert.
    Vào mùa sâu sinh trưởng mạnh, ban đêm nên dùng các loại bẫy đèn, bẫy dính để bẫy con trưởng thành
    Ngoài ra bà con nên trồng cà phê bằng các giống cao sản, sinh trưởng mạnh, năng suất cao, để góp phần tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và phục hồi của vườn cà phê. Các giống cà phê cao sản tốt nhất hiện nay có thể kể đến là giống cà phê xanh lùn, giống cà phê dây, các giống cà phê viện eakmat như TR4, TR9, TRS1

    B – Biện pháp hóa học

    Ngoài việc áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý thì việc can thiệp bằng thuốc hóa học (thuốc trừ sâu) cũng có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa và xử lý sâu đục thân. Các thuốc hóa học chứa hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin, Diazinon, Fenobucarb, Dimethoate… cho thấy hiệu quả tốt nhất. Ngoài phòng trừ sâu đục thân còn có tác dụng phòng ngừa mọt đục cành cà phê, rệp sáp cà phê, các loài rệp vảy hại cà phê…

    Một số thuốc trừ sâu đục thân cà phê

    Thuốc chứa họat chất Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin: Tungcydan 55EC
    Thuốc chứa họat chất Diazinon : Diazol 10G
    Thuốc chứa họat chất Fenobucarb : Nibas
    Thuốc chứa họat chất Dimethoate : Bini 58

    Hy vọng với bài viết này, bà con đã có thêm thông tin để xử lý triệt để bệnh sâu đục thân trên cây cà phê, bài viết chủ yếu được tổng hợp từ kinh nghiệm của người viết nên có thể còn nhiều thiếu sót, mong được bổ sung thêm. Cảm ơn bà con đã theo dõi
     

Chia sẻ trang này