Hệ thống Erp và cơ chế hoạt động của Erp trong doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Tin công nghệ, truyền thông' bắt đầu bởi nafseo, 27/4/22.

  1. nafseo

    nafseo Expired VIP

    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống ERP (Enterprise resource planning systems) là một loại giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng, đa phòng ban giúp một doanh nghiệp, một tổ chức có thể sử dụng để thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu từ hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm lập kế hoạch về sản phẩm, chi phí, sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, tiếp thị và bán hàng, giao hàng và thanh toán.

    Định nghĩa nghe có vẻ rất đơn giản và chính xác. Tuy nhiên, ERP thì không chỉ đơn giản là như vậy. Thông qua bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu và trả lời các câu hỏi liên quan đến Hệ thống ERP cho doanh nghiệp một cách chi tiết.

    [​IMG]

    >> Xem thêm:

    Những ưu điểm của hệ thống Erp

    10 tiêu chí cần xem xét khi lựa chọn Erp

    Khái niệm và lợi ích của phần mềm quản lý doanh nghiệp Erp

    Hệ thống ERP là gì?

    Trước tiên chúng ta cùng nhìn lại sơ về lịch sử của hệ thống ERP một chút. Có thể nói ERP được ra đời nhờ sự phát triển từ một ứng dụng lập kế hoạch nguồn lực sản xuất (MRP) và sản xuất tích hợp máy tính (CIM) và phát triển một cách toàn diện thành hệ thống ERP; Từ ERP xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1990 khi tập đoàn Gartner dùng nó để mở rộng cho MRP.

    Đến khoảng giữa những năm 1990, ERP đã được áp dụng cho hầu hết các mảng của một doanh nghiệp chứ không chỉ được dùng cho bên sản xuất. Các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ cũng bắt đầu ứng dụng ERP. Tới khoảng năm 2000, thuật ngữ “ERP II” xuất hiện và được dùng để chỉ những phần mềm ERP có khả năng dùng giao diện web để truy cập và sử dụng. ERP II cho phép không chỉ bản thân công ty mà cả khách hàng và các đối tác trong dây chuyền cung ứng cũng có thể xem được thông tin. Hay nói cách khác, thế hệ ERP mới này hỗ trợ việc hợp tác giữa các công ty với nhau chứ không chỉ quản lý nội bộ nữa.

    Lịch sử phát triển Hệ thống ERP

    Như hiện nay chúng ta thấy; Thông thường ở trong các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay, mỗi phòng ban người ta sẽ dùng một loại phần mềm khác nhau. Khi dùng từng phần mềm riêng lẻ như cách truyền thống, việc kết nối các dữ liệu với nhau rất khó, nhất là khi khối lượng dữ liệu lớn hoặc các phần mềm của từng phòng ban không tương thích với nhau, thế nên sự phối hợp giữa nhiều bộ phận của một công ty trở nên khó khăn, tốn kém, mất thời gian.

    Còn với Hệ thống ERP nó có thể tích hợp thông tin từ tất cả các phòng ban và chức năng trên một doanh nghiệp vào một hệ thống duy nhất có thể phục vụ nhu cầu riêng lẻ và đa dạng của các phòng ban khác nhau. Nó phục vụ cho nhu cầu về nhân sự, tài chính, nhà kho, cung ứng và bất kỳ bộ phận khác nhau mà quá trình kinh doanh cần phải có. Mặc dù mọi bộ phận trong bất kỳ công ty nào đều có phần mềm được tối ưu hóa và đáp ứng nhu cầu của bộ phận cụ thể đó, nhưng ERP có vai trò tổng hợp đầy đủ và cung cấp thông tin mà một hệ thống của một bộ phận cụ thể không thể làm được. ERP có thể được xem là cầu nối trong việc cung cấp thông tin và các quá trình tích hợp các chức năng nâng cao một cách hiệu quả nhất của tất cả các hoạt động. Triển khai ERP chắc chắn sẽ làm thay đổi lớn đối với hầu hết các tổ chức và với một khoảng đầu tư không hề nhỏ. Tuy nhiên, khi triển khai hệ thống ERP doanh nghiệp sẽ thấy được hiệu quả tất thì thông qua các kết quả mà ERP có thể mang lại cho doanh nghiệp mình như tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, chi phí, gia tăng doanh thu và lợi nhuận.

    Và một điều đặc biệt ở các mô hình kinh doanh lớn như các tập đoàn thì việc sử dụng Hệ thống ERP sẽ giúp cho việc quản trị các công ty con với nhiều lĩnh vực khác nhau một cách dễ dàng hơn. Vì ERP không chỉ đơn thuần là một hệ thống độc lập của một công ty mà nó có thể kết nối nhiều dữ liệu của nhiều công ty khác nhau của một tập đoàn hoặc cải thiện sự cần thiết của việc chia sẻ thông tin B2B hiện nay.

    Hệ thống ERP làm được gì?

    Hệ thống ERP sẽ thực hiện đầy đủ các chứng năng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà trước đây có thể đã được thực hiện bởi nhiều phần mềm độc lập nhỏ hơn.

    Các thành phần của một giải pháp ERP:

    Hệ thống ERP tích hợp nhiều ứng dụng và hoạt động kinh doanh cho phép hệ thống phục vụ cho hầu hết các quy trình và bộ phận nếu không phải tất cả. Chúng tôi đã tự do liệt kê các mô-đun chức năng quan trọng của phần mềm ERP. Mặc dù nó phải được làm rõ rằng, điều này là do không có nghĩa là một danh sách toàn diện và rằng sự tiếp cận của ERP trong bất kỳ tổ chức mở rộng vượt xa những khu vực quan trọng tùy thuộc vào loại cấu trúc.

    1. Kế toán và tài chính
    • General Ledger

    • Tài khoản phải trả

    • Những tài khoản có thể nhận được

    • Tạp chí chung

    • Số dư dùng thử và Báo cáo tài chính

    • Điều chỉnh ngân hàng

    • Quản lý tiền mặt và dự báo

    • Ngân sách
    2. Sản xuất và phân phối
    • Mua, theo dõi và bán hàng, lô hàng tồn kho

    • Theo dõi bởi số Lot và Serial

    • Theo dõi kiểm tra chất lượng

    • Chức năng quản lý kho

    • Theo dõi giao hàng, điều phối giao hàng

    • Theo dõi lao động, chi phí đầu tư và chi phí sản xuất khác

    • Cung cấp tổng chi phí sản xuất
    3. Bán hàng
    • Tạo đơn đặt hàng

    • Xử lý đơn đặt hàng

    • Xử lý đơn đặt hàng

    • Bán hàng trực tuyến
    4. Quản lý dịch vụ
    • Theo dõi và giám sát dịch vụ hậu mãi cho các sản phẩm trong lĩnh vực này

    • Bảo hành

    • Hợp đồng dịch vụ

    • Product Lifetime Costing đã trở thành chức năng tiêu chuẩn trong các giải pháp ERP hiện tại.
     

Chia sẻ trang này