Tìm hiểu về nhân viên triển khai Erp

Thảo luận trong 'Tin công nghệ, truyền thông' bắt đầu bởi nafseo, 26/4/22.

  1. nafseo

    nafseo Expired VIP

    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Ngày nay việc hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới đã thay đổi nhiều quá trình vận hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó là ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng thúc đẩy việc ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) ngày càng cao. Để hệ thống ERP có thể phát huy được hiệu quả, mang lại lợi ích thực sự cho doanh nghiệp, không thể thiếu vai trò của nhân viên triển khai ERP – Những người đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình triển khai ERP. Vậy nhân viên triển khai ERP họ là ai?

    Nhân viên triển khai ERP: nhiều thử thách, nhiều cơ hội

    Là một nghề thuộc ngành CNTT, nhân viên triển khai ERP có thời gian gắn bó với khách hàng (KH) nhiều, am hiểu quy trình hoạt động của doanh nghiệp cặn kẽ đến từng bộ phận. Trong một dự án ERP sau khi ký hợp đồng nhân viên triển khai chính là người tham gia trực tiếp khảo sát quy trình nghiệp vụ của các phòng ban, nắm được yêu cầu của khách hàng và lên tài liệu URD sau đó chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và chuyển yêu cầu phân tích thiết kế về bộ phận kỹ thuật. Họ cũng trực tiếp làm việc với bộ phận kỹ thuật trong việc thử nghiệm phần mềm. Sau khi hoàn thành dự án nhân viên triển khai ERP chính là người hỗ trợ khách hàng trong chuẩn bị tài liệu đào tạo, hướng dẫn sử dụng. Chính vì vậy cần yêu cầu nhân viên triển khai bên cạnh việc am hiểu hệ thống thì đòi hỏi họ phải tận tâm.

    Tốt nghiệp chuyên ngành CNTT – Đại học Bách Khoa Hà Nội, Lê Thanh Hải – Chuyên viên triển khai ERP có thời gian 7 năm làm việc tại Công ty CP Công nghệ ITG cho biết: “Tại ITG yêu cầu với chuyên viên triển khai cần phải có kiến thức về tài chính – kế toán, quản trị doanh nghiệp. Có vậy cán bộ triển khai mới có thể khảo sát, ghi nhận yêu cầu nghiệp vụ từ khách hàng để viết phần mềm cho phù hợp. Bên cạnh đó là khả năng giao tiếp với khách hàng và kỹ năng làm việc nhóm, vì triển khai cũng chính là cầu nối giữa khách hàng và đội kỹ thuật (code)”.

    Anh Hải cũng chia sẻ thêm về những bỡ ngỡ khi mới bắt đầu vào nghề triển khai “Khi mới bước chân vào nghề khái niệm ERP đối với tôi còn rất mới mẻ, tôi mới chỉ đọc qua những tài liệu về ERP và hình dung được quy mô của hệ thống trên lý thuyết. Tôi được training (đào tạo) về phần mềm, và tự học hỏi để hiểu phần mềm. Với những kiến thức mới được học tôi cảm thấy rất háo hức. Đến khi bắt tay vào triển khai một dự án ERP, tôi mới thấy bao nhiêu sự khó khăn, lúc đầu là do mình thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên kinh nghiệm triển khai của mình sẽ tăng khi tiếp xúc với nhiều dự án. Bên cạnh đó là từ phía khách hàng không phải ai cũng chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận hoặc bản thân họ cũng chưa hiểu đầy đủ về hệ thống ERP. Điều này buộc bản thân tôi phải chú trọng vào kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng cũng như việc mình phải có bản lĩnh khi tư vấn. Hướng dẫn khách hàng sử dụng phần mềm để giải quyết các vấn đề của họ, trao đổi xác định thật rõ phạm vi bài toán. Với tôi nghề triển khai là nghề vất vả nhưng cũng mang lại nhiều lợi ích cho phát triển bản thân, phát triển quan hệ”.

    Không thể không thừa nhận, với khối lượng kiến thức và kỹ năng đòi hỏi như trên, nghề triển khai ERP yêu cầu mỗi nhân viên triển khai ERP sự nhanh nhẹn, chịu khó tìm hiểu và nắm rõ thực sự phù hợp với quy mô, cũng như phương thức hoạt động của khách hàng để mô tả chính xác yêu cầu thiết kế cho để từ đó nhóm kỹ thuật sẽ chi tiết hóa mô hình này thông qua việc triển khai các phân hệ chức năng.

    Để thành công với nghề cần nhất là luôn trau dồi kiến thức và sự đam mê

    Triển khai ERP là một nghề nhiều thách thức. Để theo nghề này, cần nhất chính là kiến thức và sự đam mê. Nhân viên triển khai ERP phải chịu được áp lực cao trong thời gian triển khai dự án, phải biết kiên trì và nhẫn nại khi làm việc với khách hàng, biết dung hòa những yêu cầu của khách hàng với khả năng của hệ thống ERP mà mình cung cấp. Bên cạnh đó ngoài kiến thức về kỹ thuật bạn phải có khả năng giao tiếp với khách hàng tốt, có khả năng truyền đạt kiến thức kỹ thuật tới khách hàng để khách hàng có thể hiểu theo cách người không chuyên và ngược lại lấy được đầy đủ yêu cầu của khách hàng. Khảo sát nghiệp vụ quy trình hiện tại khách hàng, yêu cầu nhà quản trị. Tương xứng với nó nghề này sẽ được đi kèm bằng một mức lương tốt và cơ hội giao tiếp học hỏi và gia tăng các mối quan hệ qua mỗi dự án.

    >> Tìm hiểu thêm:

    Khái niệm và lợi ích của phần mềm quản lý doanh nghiệp Erp

    10 tiêu chí cần xem xét khi lựa chọn Erp

    Những ưu điểm của hệ thống Erp
     

Chia sẻ trang này