Các biện pháp phòng trừ ve sầu hại cà phê

Thảo luận trong 'Hàng giảm giá & Thanh lý' bắt đầu bởi songnhac, 22/3/18.

  1. songnhac

    songnhac Active Member

    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Ve sầu hại cà phê nhìn chung ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây cà phê, trừ một số trường hợp khi lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật làm chết các loài thiên địch như ong, kiến… tạo điều kiện thuận lợi cho ve bùng phát thành dịch gây ảnh hưởng trên diện rộng. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ve sầu hại cà phê và các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

    Đặc điểm của ve sầu hại cà phê

    Ve sầu có đến hàng chục loài, tuy nhiên gây hại chính trên cây cà phê có thể kể đến là 6 loài ve đã được định danh như sau:

    Macrotristria dorsalis
    Dundubia nagarasagna Distant: Ve sầu phấn trắng
    Purana pigmentata Distant: Ve sầu nâu đỏ
    Purana guttularis Walker: Ve sầu nhỏ
    Pomponia daklakensis Sanborn: Ve sầu cánh vân
    Haphsa bindusa Distant: Ve sầu lưng vằn

    Đặc điểm chung của các loài ve sầu kể trên là thường sinh sản vào mùa mưa, con trưởng thành có cánh, bay được, chiều dài từ 2-4cm, con đực thường nhỏ hơn và phát ra tiếng kêu đặc trưng để hấp dẫn con cái. Tùy theo loài mà chúng có màu sắc khác nhau, có thể là màu xám, nâu hoặc xanh lá.

    Trưởng thành cái sau khi giao phối thành công sẽ đẻ trứng vào vỏ cây, nách lá, mặt dưới lá. Trứng nở thành ấu trùng liền di chuyển và sinh sống dưới đất. Hình dáng giống như con sâu, phần đầu thường to và cứng, có màu nâu hoặc đen. Tùy theo điều kiện thời tiết và đặc tính của từng loài ve mà thời gian ấu trùng sẽ khác nhau, thường là 1-2 năm (có loài lên đến 10 năm) chúng sẽ bò lên mặt đất, bám vào thân cây, cành lá… để lột xác thành con trưởng thành và bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới.

    Con trưởng thành thường sống trong vòng 2-4 tuần, ít ăn uống. Chủ yếu tìm bạn tình để tiến hành sinh sản.

    Đặc điểm gây hại của ve sầu

    Nhìn chung ve sầu gây hại cho cây trồng chủ yếu là giai đoạn ấu trùng. Không chỉ cà phê mà còn nhiều loại cây trồng khác. Sau khi trứng nở, ấu trùng sẽ di chuyển xuống đất và đào hang gần gốc cây, rễ cây để làm tổ. Thức ăn của chúng chính là nhựa cây tiết ra từ các vết cắn, vết chích của chúng lên phần rễ cây. Từ các vết thương này, nấm bệnh dễ dàng xâm nhập và tấn công cây trồng

    Ngoài ra trong quá trình chích hút nhựa và di chuyển trong lòng đất, ấu trùng ve sầu còn làm cho các rễ tơ, rễ cám bị đứt ngang, cây khó hấp thu chất dinh dưỡng và nước. Từ đó vàng úa, héo rũ, giảm năng suất. Ở cà phê kiến thiết, tình trạng có thể trầm trọng hơn: Cây sẽ sớm suy kiệt và chết khô nếu không xử lý kịp thời

    Các biện pháp phòng trừ ve sầu hại cà phê

    a – Biện pháp canh tác

    Bà con cần tiến hành chăm sóc cà phê đúng kỹ thuật, bón phân cân đối để cây có bộ rễ khỏe mạnh. Hạn chế được tác động của ấu trùng ve sầu lên bộ rễ

    Sau vụ thu hoạch cần cắt tỉa cành thông thoáng, dọn cỏ rác, lá cây trong bồn để tạo sự bất lợi cho ve sầu phát triển
    Trong quá trình làm bồn cà phê, cần kiểm tra nếu thấy trong đất xuất hiện nhiều ấu trùng ve sầu (còn gọi là con sâu đất) thì nên tiến hành ngay các biện pháp hóa học để xử lý triệt để

    Vào đầu mùa mưa, nên sử dụng các loại bẫy dính quấn quanh gốc để bẫy ấu trùng bò lên lột xác, đặc biệt là ban đêm

    Hạn chế dùng các thuốc trừ sâu phổ rộng, tiêu diệt các loài thiên địch như ong, kiến, bọ rùa…

    Bên cạnh đó, bà con cũng có thể sử dụng các giống cà phê năng suất cao như giống xanh lùn ts5, giống cà phê dây, giống cà phê tr4, tr9, trs1… để giúp vườn cà phê sinh trưởng mạnh, có khả năng chống chịu được với sâu bệnh

    b – Biện pháp hóa học

    Nhìn chung các loại thuốc trừ sâu hiện nay đều có tác dụng diệt trừ ve sầu và ấu trùng của chúng, tuy nhiên việc lạm dụng thuốc phổ rộng dễ dẫn đến tiêu diệt luôn các loài có lợi, loài thiên địch của sâu bọ. Qua kinh nghiệm trồng cà phê chúng tôi nhận thấy các thuốc có chứa các hoạt chất sau là thích hợp và hiệu quả để phòng trừ ve sầu

    Thuốc chứa hoạt chất Carbosulfan
    Thuốc chứa hoạt chất Diazinon
    Thuốc chứa hoạt chất Fipronil

    Việc xử lý thuốc nên tiến hành ít nhất 1 lần/năm vào đầu mùa mưa. Nên phun trên tán lá, thân cây kết hợp với đổ gốc hoặc rải thuốc trong bồn. Việc xử lý bằng các loại thuốc hóa học vừa nêu ngoài tác dụng diệt ve sầu, còn giúp diệt và phòng trừ các loại sâu bệnh khác như, mọt đục cành cà phê, sâu đục thân cà phê, rệp sáp hại cà phê, các loại rệp muội, rầy nâu, rầy vảy…

    Một số thuốc đặc trị ve sầu hại cà phê:

    Hoạt chất Carbosulfan (Marshal 200SC, AMITAGE 200EC)
    Hoạt chất Diazinon (Cazinon 10 GR)
    Hoạt chất Fipronil (Regent 0.3GR, Suphu 10GR)

    Như vậy vừa rồi chúng ta đã cùng điểm qua các đặc tính, đặc điểm gây hại cũng như các biện pháp phòng trừ ve sầu trên cây cà phê. Hy vọng sẽ mang đến cho bà con những thông tin bổ ích để canh tác cây cà phê hiệu quả nhất.
     

Chia sẻ trang này