Nhiều tiềm tàng từ nhiều gánh hàng rong

Thảo luận trong 'Tin tức tổng hợp' bắt đầu bởi quangcaokingfox, 25/1/21.

  1. quangcaokingfox

    quangcaokingfox Expired VIP

    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    0
    Dạo quanh các cổng trường học phổ thông đến cao đẳng, đại học tại TP.HCM đều dễ dàng bắt gặp từ vài xe cho đến vài chục xe bán hàng rong tụ tập.
    Các món được bán chủ yếu thực phẩm gồm cơm chiên, bánh tráng trộn… và rất thu hút sinh viên.
    Tuy nhiên, việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng rong trước cổng trường học dường như vẫn chưa thực sự chặt chẽ, khó kiểm soát khiến nhiều bậc phụ huynh ái ngại, lo lắng gây hại sức khỏe của con em mình.
    Xếp hàng đợi "thực khách"
    Trước cổng chính Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Quận 5), cứ 4 giờ chiều mỗi ngày, hàng chục xe bán hàng rong bắt đầu lui tới xếp hàng dài khu vực vỉa hè bày bán đủ loại.
    Từ cơm chiên, bánh chuối, khoai chiên, cá viên chiên cho đến các loại nước ngọt, nước sâm, trà sữa. Song song vỉa hè là tuyến đường lớn, các phương tiện giao thông đông đúc, ồn ào, bụi bặm.
    Tại xe đẩy cơm chiên, với 17 ngàn đồng là sinh viên mua được ngay một hộp cơm to chỉ sau 5 phút chế biến. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy cơm đã được chiên sẵn trong chảo, người bán chỉ cần đảo lại cho nóng, thêm chút nước màu vàng từ chai nhựa, chút tương ớt, nước tương là có ngay hộp cơm chứa trong hộp xốp giao cho khách.
    Kế bên là xe khoai lang chiên với giá rất rẻ, chỉ 10 ngàn đồng/một bịch nhỏ. Tại đây, khoai cũng được chiên sẵn để chờ khách mua. Phía dưới xe là một chảo dầu nóng đen xì để sẵn phòng khi thiếu khoai thì người bán chế biến ngay tại chỗ.
    Thúy An, một học sinh chia sẻ, sau khi tan học, một số bạn tiếp tục tham gia học thêm buổi tối nên thường ghé hàng rong mua đồ ăn để lót dạ vì không kịp di chuyển về nhà.
    Dù biết các loại thực phẩm này được chế biến ngay tại chỗ, che đậy sơ sài, nguyên liệu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc… nhưng giá cả “vừa túi tiền học sinh”, chế biến nhanh nên học sinh vẫn chấp nhận mua ăn để kịp giờ học thêm.
    Tại cổng số 2 Trường Tiểu học Hồng Hà (Quận Bình Thạnh), tiếng trống tan trường buổi chiều vừa dứt, hàng chục học sinh chạy ùa ra vây quanh chiếc xe bán bánh tráng trộn đang chờ sẵn.
    Người phụ nữ trung niên bán hàng luôn tay để phục vụ “thực khách” trong những tiếng hò hét: “Bà ơi, nhanh lên, mẹ con sắp đón rồi”; “Bà ơi nhanh lên con sắp đến giờ học võ”…
    Nguyên liệu chỉ gồm bánh tráng vụn, dầu, rau răm, tắc, khô bò, hành phi… trộn đều với xoài (thái sợi - PV) cho ra hỗn hợp có vị béo, chua, mặn, ngọt với giá 10 ngàn đồng mỗi bịch. Chiếc thau dùng trộn bánh được người bán lôi ra dùng hết lần này đến lần khác mà không hề rửa.
    Tương tự tại cổng Trường THPT Marie Curie (Quận 3). Hai mặt đường Lê Quý Đôn và Ngô Thời Nhiệm giáp hai cổng trường có đến hàng chục xe hàng rong bán phá lấu, cá viên chiên, bò viên chiên, nước sâm, trà sữa… đứng “đợi sẵn” khi học sinh tan học ghé mua. Mưa xuống, nước đọng lề đường, xe cộ lưu thông qua lại nhớp nháp nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán của những chiếc xe đẩy.
    Cách đó khoảng 500m là Trường THCS Colette (Quận 3), hàng rong cũng vây quanh cổng trường. Tập trung nhiều nhất là xe đẩy bán trái cây ướp lạnh và nước ngọt các loại.
    Có thể gây ngộ độc thực phẩm
    Một nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trọng Tuyển (Quận Bình Thạnh) chia sẻ, quản lý buôn bán hàng rong do chính quyền địa phương thực hiện vì liên quan đến trật tự lòng lề đường.
    Do đây là hoạt động mưu sinh nên nhiều hàng rong vẫn buôn bán dù bị nhắc nhở, thậm chí cơ quan chức năng đã không cho bán, ngay cả có trường hợp cũng đã bị phạt.
    Để đề phòng các bệnh về tiêu hóa và phòng tránh ngộ độc thức ăn, song song công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường, nhà trường còn thường xuyên giáo dục, tuyên truyền cho học sinh không mua đồ ăn, đồ uống ở các nơi bán không bảo đảm vệ sinh, trong đó có hàng rong.
    Đứng ở góc độ phụ huynh học sinh, chị Dương Thị Mỹ Linh (Quận 5) kiến nghị cần có những quy định cụ thể đối với hoạt động buôn bán này để đảm bảo sức khỏe cho học sinh vì các món ăn bán trước cổng trường thường là món ăn vặt, giá rẻ, màu sắc bắt mắt, hợp khẩu vị nên học sinh rất thích ăn.
    “Hầu hết các hàng rong bán nay đây, mai đó. Nguyên liệu không rõ nguồn gốc, chế biến bằng tay không và ngay ngoài đường đã là mối lo ngại trong vệ sinh an toàn thực phẩm”, chị Mỹ Linh bày tỏ.
    Cách loại hộp đựng thức ăn: hộp cơm xốp
    Theo Bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Chủ tịch Hội dinh dưỡng thực phẩm TP.HCM, để buôn bán thức ăn đường phố đòi hỏi người bán cũng phải chấp hành những quy tắc, yêu cầu từ các đơn vị chức năng.
    Tuy nhiên, đồ ăn từ hàng rong cũng có thể gây ra nguy cơ ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính do vi khuẩn, đồ ăn hư hỏng, nguồn gốc thực phẩm, điều kiện bảo quản, hoặc do dụng cụ chế biến không đảm bảo.
    Mặt khác, có thể dẫn tới tình trạng mất cân bằng về dinh dưỡng nếu trẻ ăn thường xuyên các món chiên xào, bỏ nhiều muối, đường, chất béo.
    “Điều quan trọng là phụ huynh, nhà trường giáo dục trẻ biết bảo vệ sức khỏe, lựa chọn thực phẩm bày bán và chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh và không nên mua thực phẩm không tốt cho sức khỏe”, Bác sĩ Ngọc Diệp khuyên.
    Đọc thêm: hộp giấy
     

Chia sẻ trang này