THỦ TỤC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 1, SỐ 2 CHO CÁ NHÂN

Thảo luận trong 'Hàng giảm giá & Thanh lý' bắt đầu bởi vietgh, 25/7/19.

  1. vietgh

    vietgh Expired VIP

    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    1. Lý lịch tư pháp là gì ?
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp năm 2009, “Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”
    Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
    Phiếu lý lịch tư pháp được sử dụng trong một số trường hợp pháp luật quy định để chứng minh thông tin liên quan đến các cá nhân. Theo đó, khi muốn xin phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân, hãy chú ý đến những nội dung dưới đây.

    2. Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1, số 2 cho cá nhân
    a) Trình tự thực hiện:
    - Bước 1: Người yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp có thể nộp hồ sơ thông qua các hình thức sau: nộp trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp, qua dịch vụ bưu chính hoặc đăng ký trực tuyến tại Trang thông tin điện tử
    - Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
    * Trường hợp nộp trực tiếp:
    + Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ;
    + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
    * Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến trên trang thông tin điện tử: Nhân viên bưu chính nhận hồ sơ của cá nhân và thu hộ lệ phí yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, phí chuyển phát dịch vụ qua bưu chính. Nhân viên bưu chính chuyển giao hồ sơ kèm theo, lệ phí cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp để kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ và cấp biên nhận hồ sơ.
    - Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp gửi Phiếu xác minh thông tin lý lịch tư pháp kèm theo 01 bộ hồ sơ đến các cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp từ chối, thì thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
    - Bước 4: Sau khi có kết quả xác minh từ các cơ quan có thẩm quyền, Sở Tư pháp sẽ thực hiện việc tra cứu, đối chiếu thông tin lý lịch tư pháp tại cơ sở dữ liệu của Sở Tư pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người có yêu cầu.
    Trường hợp kết quả xác minh thông tin lý lịch tư pháp là có án tích hoặc có tiền sự hoặc thông tin chưa rõ ràng, Sở Tư pháp mời người có tên trong hồ sơ để bổ sung hồ sơ, làm rõ thông tin hoặc tiếp tục xác minh tại các cơ quan khác theo quy định.
    - Bước 5: Cá nhân căn cứ vào ngày hẹn trên Biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Tư pháp hoặc nhận kết quả qua dịch vụ chuyển phát kết quả của dịch vụ bưu chính.
    b) Thành phần hồ sơ:
    * Thành phần hồ sơ đối với trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2:
    + Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (theo mẫu 03/2013/TT-LLTP).
    Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 qua dịch vụ bưu chính và trực tuyến trên trang thông tin điện tử thì Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2, phải được chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật về chứng thực. Việc chứng thực được thực hiện tại Tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng) hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn hoặc chứng thực tại Phòng Tư pháp quận, huyện của Việt Nam hoặc chứng thực tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
    + Bản sao có chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng của người được cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp.
    + Bản sao có chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, giấy chứng nhận tạm trú, thẻ thường trú, thẻ tạm trú. Riêng giấy chứng nhận thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú có thể nộp bản chính.
    * Thành phần hồ sơ đối với trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho con chưa thành niên:
    + Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 04/2013/TT-LLTP);
    + Bản sao có chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng của người được cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp và Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền.
    + Bản sao có chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, giấy chứng nhận tạm trú, thẻ thường trú, thẻ tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Riêng giấy chứng nhận thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú có thể nộp bản chính
    + Văn bản ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được chứng thực tại tại Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn hoặc tại Phòng Tư pháp quận, huyện hoặc công chứng, chứng thực tại Tổ chức hành nghề công chứng ở trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
    Trường hợp ủy quyền theo quy định của pháp luật nước nơi người nước ngoài là công dân hoặc thường trú thì văn bản ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra Tiếng Việt. Trừ trường hợp được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ; vợ, chồng, con như: giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu.
    Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp (trừ trường hợp cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho con chưa thành niên).
    * Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí, thì phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh như: Thẻ sinh viên, Giấy chứng nhận hộ nghèo...
    * Trường hợp gửi hồ sơ yêu cầu nhận Phiếu Lý lịch Tư pháp qua dịch vụ bưu chính, thì nộp kèm theo 01 Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính (Mẫu số 01/2014/LLTP).
    - Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
    c) Thời hạn giải quyết, cơ quan giải quyết:
    - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. (Trường hợp hồ sơ cần xác minh nhiều nơi thì thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ)
    - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
    - Cơ quan phối hợp: Công an cấp tỉnh, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia – Bộ Tư pháp.
    Nếu như bạn còn vướng mắc những vấn đề về thủ tục khi xin cấp phiếu lý lịch tư pháp. Đừng lo lắng vì đã có chúng tôi giải quyết giúp bạn

    · Luôn tư vấn nhiệt tình hướng dẫn theo từng trường hợp
    · Giúp khách hàng nộp hồ sơ
    · Dịch vụ luôn nhanh chóng kể cả đối với trường hợp khó hoặc cần gấp
    · Chi phí hợp lý, báo giá 1 lần, không phát sinh thêm chi phí khác.
    Mọi thắc mắc xin liên hệ: 090 322 7787 – 09616 555 71
    Cảm ơn quý khách hàng
     

Chia sẻ trang này